Với thời kỳ phát triển của công nghệ, công nghệ 4.0 thì nghành nghề lập trình viên ngày càng được ưa chuông, là một nghành nghề có tương lai đối với sự phát triển của công nghệ và của thể giới. Vậy tương lai của một lập trình viên sẽ đạt đến những chức danh nào trong công ty, con đường sự nghiệp của một lập trình viên sẽ như thế nào. Hôm nay Green House sẽ chia sẻ với bạn một số thông tin về các chức danh và con đường sự nghiệp của các lập trình viên.
Nếu cac bạn đang làm sinh viên, hoặc đang muốn tìm hiểu về nghành nghề lập trình viên, hoặc muốn phát triển sâu hơn trong lĩnh vực lập trình thì đây là một bài viết không thể bỏ qua nhé.
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tất cả chức danh mà các lập trình viên có thể sẽ phải trải qua trong sự nghiệp của mình từ internship, fresher đến CTO , giám đốc công nghệ, giám đốc kỹ thuật của công ty nhé.
Mục lục bài viết
Intership, vai trò thực tập sinh trong công ty
Nếu các bạn đã từng là sinh viên , thì chắc hẳn cũng đã thực tập tại vài công ty, đây chính là công việc, kỹ năng chuyên nghiệp đầu tiên mà bạn sẽ tiếp xúc, các vị trí thực tập sinh tại các công ty công nghệ, phần mềm không đòi hỏi bạn kỹ năng quá nhiều, vì vậy đây là một cơ hội tốt để bạn có thể học hỏi, trao dồi các kỹ năng, và quan sát, để tích lũy các kiến thức.
Xem thêm:
- Các kỹ năng cần có để làm tốt internship
- Internship là gì?
Fresher vị trí cho các sinh viên mới ra trường
Fresher là vị trí dùng để chỉ cá sinh viên mới ra trường và vừa được tuyển dụng ở công ty. Đây là job chuyên nghiệp đầu tiên của bạn trong cuộc đời lập trình viên. Vừa tốt nghiệp có bằng cấp, bạn sẽ được gọi là Fresher. Bạn có thể thấy hiện nay có rất nhiều công ty tuyển Fresher, và yêu cầu tuyển Fresher rất là cao. Để nhận được các job Fresher thì bạn phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về công việc đang cần.
Junior developper
Junior là khái niệm tiếng anh dùng để chỉ những người nhỏ tuổi hơn, thâm niên ít hơn, hay là cấp dưới . Junior developper là chỉ các lập trình viên còn non kinh nghiệp ở trong công ty, có kiến thức trong lĩnh vực lập trình và được quản lý bởi các leader hoặc senior developper. Junior có kỹ năng, chuyên môn về lĩnh vực lập trình, có thể giải quyết các vấn đề, job nhỏ trong công ty. Và sẽ được hỗ trợ bởi các junior. Công việc chiếm phần lớn thời gian của Junior là học, học hỏi kinh nghiệm từ senior, học cho đến khi thông thạo và họ sẽ trở thành những senior developper là những người có chuyên môn tốt trong công ty.
Tóm lại các junior developper là những người
- 0-2 năm kinh nghiệm. Đã trải qua các giai đoạn internship và fresher. Đã có kinh nghiệp trong lập trình.
- Hiểu biết sơ sơ, và đủ kinh nghiệp để giải quyết những lỗi nhỏ, và các job từ Senior developper
- Được hỗ trợ, và học hỏi kinh nghiệp từ các senior developper
Senior developper
Senior là khái niệm dùng để chỉ những người lớn tuổi hơn, có thâm niên trong công ty, có kỹ năng. Senior developper là những người có kinh nghiệm trong lập trình ở công ty. Đây là những thành viên chủ chốt sẽ giải quyết tất cả các vấn đề khó trong công ty. Các lập trình viên senior, có thể lập trình 1 mình hoặc tự giải quyết các vấn đề khó khăn của mình. Thông thường khi các Senior đã có tay nghề ổn định, chắc tay, và am hiểu chuyển sâu và làm việc lâu năm thì có thể trở thành các Senior. Tuy nhiên, nếu làm việc lâu năm nhưng chỉ làm những task nhỏ nhỏ, việc lặt vặt, không trau dồi thêm kiến thức thì cũng không khác junior developper là. Vì vậy số năm đi làm chưa đủ để đánh giá, phân loại một senior. Mỗi công ty có nhiều cấp bậc cho senior, tùy thuộc vào năng lực và trình độ mà các senior sẽ được phân theo cao thấp khác nhau.
Trung bình các senior developper cần phải có:
- 4-8 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực lập trình
- Am hiểu mọi vấn, đề. Kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực
- Có khả năng hoàn thành các ứng dụng, hệ thống lớp (cùng với đội ngũ)
- Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm
Tech Leader
Tech leader là những người lãnh đạo công nghệ trong team, ví dụ bạn thực hiện 1 dự án khó và có rất nhiều task nhỏ ở trong. Thì tech leader là người chia nhỏ các công việc, định hướng đi cho cả team để cùng nhau giải quyết các ứng dụng khó.
Trung bình các tech leader cần phải có:
- ít nhất 5 năm kinh nghiệm
- đầy đủ các kỹ năng của senior developper
- Hiểu sâu rộng về công nghệ, biết sử dụng các tool và phần mềm quản lý team (slack, github,….)
- Biể giao tiếp trong nhóm và đánh giá các thành viên
Đến level này, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm chính, là sử dụng phần mềm nào, hệ điều hành gì, framework gì. Vì thế trách nhiệm rất lớn và rất nhiều công ty đang cần vị trí này
Quản lý cấp trung – Project Manager hay Product manager
Wao đây là vị trí chuyên về sáng tạo, và nhu cầu của thị trường. Ví dụ công ty bạn được yêu cầu hoàn thiện 1 sản phẩm mạng xã hội giống như facebook, thì vị trí project manager sẽ bắt đầu, nghiên cứu mạng xã hội là gì, các chức năng cần có trang mạng xã hội, định vị sản phẩm, và các phiên bản hướng đi của sản phẩm. Mục đích để giảm chi phí phát triển sản phẩm và đưa vào sử dụng nhanh nhất có thể. Vị trí project manager sẽ là người liên hệ trực tiếp về kỹ thuật đối với khách hàng, và liên hệ với team developper đề phát triển sản phẩm. Vị trí này không cần phải am hiểu rõ kỹ thuật như tech leader mà phải am hiểu thi trường, biết giao tiếp với khách hàng, và hiểu rõ sản phẩm
Quản lý cấp cao – CTO giám đốc công nghệ
Sau khi bạn cảm thấy bạn có thể phát triển 1 sản phẩm, bạn có tầm nhìn, bạn muốn thành người truyền cảm hứng, dẫn dắt các leader đội nhóm của công ty đi theo hướng đi của bạn. Thì CTO là vị trí tiếp theo và là cao nhất của một lập trình viên.
CTO, bạn sẽ không cần phải code nhiều, không cần phải quản lý từng lập trình viên, mà bạn sẽ quản lý toàn bộ dự án của công ty. Bạn sẽ chịu trách nhiệm cho việc phát triển sản phẩm, R&D của công ty, tìm hiểu nghiên cứu các công nghệ mới và áp dụng. Bạn sẽ cùng CEO của công ty thực hiện, hoàn thành sản phẩm và đưa sản phẩm thành công ra thị trường.
Kết luận:
Lập trình viên là một nghnhaf nghề rất hot, nhưng nhiều lập trình viên không thể theo nổi nghề tới 40 tuổi. Vì đây là lúc con người bị lão hóa, bạn sẽ không đủ minh mẫn, kiên trì để debug các lỗi nhỏ, hay ngồi code cả ngày. Vì thế phải lựa chọn con đường đi đúng đắn, để sau 40 tuổi bạn sẽ không cần phải code, mà sẽ đi giao tiếp gặp gỡ khách hàng, truyền cảm hứng cho các nhân viên mới của bạn.
Lưu ý: sự nghiệp của các bạn sẽ do các bạn quyết định, bạn có thể lựa chọn học xong ra trường và lập trình liên tục 4-5 năm. Khi đã đủ tư duy, trình độ bạn có thể trở thành CEO hoặc CTO của công ty bạn để phát triển sản phẩm riêng của bạn.