CTO là gì ? Chắc hẳn các bạn đã nghe đâu đó chữ CTO phải không? chắc các bạn cũng cảm thấy CTO và CEO có gì đó giống nhau? Thực ra CTO chính là viết tắc của Chief Technology Officer là giám đốc công nghệ của một công ty. Vậy hãy cùng Green House tìm hiểu qua bài viết này, vai trò, nhiệm vụ và làm thế nào để trở thành được CTO (giám đốc công nghệ) nhé
Mục lục bài viết
CTO (Chief Technology Officer) là gì?
Đầu tiên chúng ta hãy qua định nghĩa về CTO. CTO chính là viết tắc của từ Chief Technology Officer trong tiếng Anh. CTO có nghĩa là giám đốc công nghệ, phụ trách các nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, nghiên cưu và phát triển của công ty.
Ngoài ra CTO cũng có thể là giám đốc kỹ thuật, chuyên phụ trách chuyên môn, kỹ thuật, bên lập trình trình CTO phụ trách tìm tòi, tìm hiểu các công nghệ mới, và luôn luôn có các lời iair hoặc phương án về công nghệ. CTO là một cánh tay phải , tư vấn hỗ trợ cho giám đốc điều hành CEO của công ty.
Nói về lập trình viên, thì chức danh CTO là chức danh cao cấp nhất mà một lập trình viên có thể đạt được trong một công ty.
Chức vụ CTO được bắt đầu bởi các công ty công nghệ lớn ở Mỹ vào những năm 1990, sau đó chức vụ CTO trở nên không thể thiếu khi nghành công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Đối với một công ty công nghệ, ngoài vị trí CEO thì CTO là vị trí thứ 2 không thể thiếu trong công ty
Nhiêm vụ của CTO
Nhiệm vụ chính của CTO không phải là lập trình viên, cũng không phải suốt ngày ngồi code. Nhiệm vụ chính của CTO là thiết kế , tạo hướng đi về công nghệ cho công ty. CTO là người vạch ra chiến lược cho các sản phẩm tiếp theo, và thực hiện nghiên cứu, các phương pháp để tạo ra sản phẩm. CTO ngoài ra còn là một người am hiểu về thị trường, nhu cầu của khách hàng đối với công nghệ. Như vậy thì anh ta mới có thể tạo ra một sản phẩm tốt, có thể thành công.
Các loại CTO (Giám đốc công nghệ) khác nhau
Nhưng đó là các công ty công nghệ, thì CTO liên quan đến lập trình. Nhưng nếu trong những công ty sản xuất, sản phẩm, thì trong một công ty có thể có nhiều chức danh CTO khác nhau, ví dụ dưới đây là bốn loại CTO khác nhau, phổ biến trong các công ty sản xuất. Và bốn CTO dưới đây có các nhiệm vụ chính khác nhau
CTO phụ trách cơ sở hạ tầng
Vị trí CTO này có thể giám sát dữ liệu, bảo mật, bảo trì mạng của công ty và có thể thực hiện (nhưng không nhất thiết phải đặt ra) chiến lược kỹ thuật của công ty. CTO cũng có thể quản lý lộ trình công nghệ của công ty.
CTO phụ trách kỹ thuật
CTO phụ trách kỹ thuật, có thể hình dung được sản phẩm, công nghệ mới này sẽ được sử dụng như thế nào trong công ty, và trong thị trường. Lên kế hoạch các chiến lượt, nhiệm vụ kỹ thuật cho đội ngũ. CTO phụ trách kỹ thuật, sẽ chịu trách nhiệm chính cho mảng kỹ thuật
CTO phụ trách tiếp thị
CTO phụ trách tiếp thị là cầu nối giữa khách hàng và công ty, anh ta sẽ là người đảm nhận trách nhiệm quan hệ khách hàng, tìm hiểu thị trường, nhằm sau khi hoàn thành sản phẩm, thì sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường thành công nhất
CTO phụ trách chiến lược kỹ thuật dài hạn
CTO này sẽ phân tích các điều sẽ xảy ra đối với sản phẩm sau khi đưa ra thị trường, nghiên cứu các version update, dự đoán và đưa ra các giải pháp trước khi sản phẩm đưa ra thị trường.
Kết luận
Vị trí CTO là vị trí không thể thiếu trong các công ty lớn, đây cũng là vị trí cao nhất mà các lập trình viên mong muốn hướng tới. Để đạt được đến vị trí CTO thì các lập trình viên phải nỗ lực, phấn đấu về kiến thức và tầm nhìn.