Hiện nay, Blockchain là một chủ đề rất nóng. Bạn có thể thấy trên shark tank, công ty nào cũng nói tới blockchain , AI. Nhưng thực tế thì có rất ít người hiểu được một phần nào về khái niệm của nó. Chính vì thế, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về Blockchain là gì?
Mục lục bài viết
Blockchain là gì?
Blockchain (cuốn sổ cái) là hệ thống cơ sở dữ liệu chứa và truyền tải thông tin và nhờ mã hóa mà chúng được liên kết với nhau.
Không có cách nào thay đổi được khi một khối thông tin được ghi vào Blockchain. Khi có sự đồng ý của tất cả mọi người thì nó mới được bổ sung thêm.
Khối thông tin ở đây chính là những cuộc trao đổi, giao dịch trong thực tế.
Đặc điểm chính của Blockchain
Các đặc điểm chính của blockchain gồm có:
– Các chuỗi Blockchain không thể làm giả, không thể phá hủy: theo lý thuyết, nếu muốn can thiệp hay giải mã chuỗi Blockchain thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể làm được. Và khi không còn internet trên toàn cầu thì nó phá hủy hoàn toàn.
– Bất biến: Gần như dữ liệu trong Blockchain không thể sửa đổi được, trừ khi người tạo ra nó và đồng thời phải được sự đồng thuận của các nút trên mạng thì mới có thể sửa đổi được. Và sẽ lưu giữ mãi mãi các dữ liệu đó.
– Bảo mật Dữ liệu: Trong các chuỗi Blockchain thì các thông tin, dữ liệu sẽ được phân tán và tuyệt đối an toàn. Việc truy xuất dữ liệu chỉ có người nắm giữ private key mới có quyền.
– Minh bạch: Dữ liệu từ địa chỉ này tới địa chỉ khác trong Blockchain, ai cũng có thể theo dõi được đường đi của nó. Và ai cũng có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
– Hợp đồng thông minh: Trong hệ thống Blockchain không cần bên thứ ba tham gia vào. Bên cạnh đó, tất cả các bên tham gia đều biết được chi tiết, điều khoản của hợp đồng.
Phân loại Blockchain
Trong hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính gồm:
– Public: Trên Blockchain, bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên đó. Khi giao dịch trên Blockchain, quá trình xác thực đòi hỏi phải có hàng nghìn hay thậm chí là hàng vạn nút tham gia. Vì thế, để có thể vào được hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phí rất cao.
– Private: Hệ thống Blockchain này, cho phép người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về một bên thứ ba tuyệt đối tin cậy. Trong một số trường hợp, bên thứ ba này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ. Bởi vì, mọi thay đổi trên Blockchain là do bên thứ ba toàn quyền quyết. Cũng chính vì đây là một Private Blockchain, cho nên việc xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.
– Permissioned (Consortium): là một dạng của Private Blockchain, nhưng Permissioned bổ sung thêm một số tính năng nhất định. Là sự kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private.
Tương lai của công nghệ Blockchain
Sự xuất hiện của Blockchain sẽ thay đổi cách mà bạn hiểu biết và nhìn nhận xã hội. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nó cũng như các cột mốc khi máy tính cá nhân hoặc Internet ra đời.
Bảo mật thông tin giữa các bên với một người trung gian nào đó khi thỏa thuận trong hợp đồng và giao dịch được xác nhận.
Tất cả thông tin trong Blockchain không thể bị làm giả (nếu có thì vẫn sẽ để lại dấu vết), nếu nhận được sự đồng thuận của tất cả các nút tham gia trong hệ thống thì mới thay đổi được. Blockchain là một hệ thống rất vững mạnh và không dễ dàng sụp đổ. bởi vì, các nút khác vẫn sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin ngay cả khi một phần mạng lưới tê liệt.
Các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, logistics, điện tử viễn thông, kế toán kiểm toán…được mở ra một tầm cao mới bởi công nghiệp blockchain ra đời.
Hiện nay, mạng lưới Blockchain được rất nhiều công ty và tập đoàn lớn đang dùng cho riêng mình. Vì thế, trong tương chúng ta sẽ sớm thấy điều này có thể tạo ra một làn sóng mới.
Như vậy, chúng tôi vừa cung cấp đến cho bạn những thông tin về Blockchain. Hi vọng với những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về Blockchain.